Thursday, November 21, 2024
No menu items!
spot_img
HomeBình LuậnQuan điểmNhững “tổ kiến hổng sụt” của nền kinh tế có đuôi

Những “tổ kiến hổng sụt” của nền kinh tế có đuôi

(Tùng Phong)

Sáng ra, Bing gợi ý hỏi câu gì đó. Thuận tay gõ một câu thử trình độ của Chat Bing “Liệu kinh tế Việt Nam có sụp đổ năm 2023?” Vài giây sau, Bing trả lời:

“Nền kinh tế Việt Nam đang gặp ba vấn đề nghiêm trọng. Thứ nhất là suy thoái kinh tế toàn cầu bởi ảnh hưởng của đại dịch và cuộc chiến tranh ở Ukraine. Thứ hai là rủi ro và mất ổn định trong hệ thống tài chính ngân hàng có thể lên tới đỉnh điểm bởi khủng hoảng thanh khoản và đầu tư vào những tài sản không sinh lời. Thứ ba là giải ngân cho các dự án đầu tư công chậm chễ bởi bộ máy quan liêu và tham nhũng.”

Tuy câu trả lời chưa thật sự hoàn hảo nhưng rõ ràng đã có một đột phá từ trí thông minh nhân tạo AI được tích hợp trong Chat Bing. Trong tương lai gần, không nghi ngờ gì nữa, nghề viết content hay báo chí chắc không còn nhiều đất sống. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, có lẽ, người ta nên lo lắng nhiều hơn cho những diễn biến kinh tế tồi tệ đang diễn ra ở đất nước hình chữ S này.

Mới đây, Cục Thuế Sài Gòn cho biết trong quý I có 12,486 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng có đến 22,612 doanh nghiệp “biến mất” khỏi thị trường. Như vậy, trong số hơn 77,000 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và phá sản trong quí 1 toàn quốc, Sài Gòn chiếm đến 1/3. Bốn tỉnh thành phía Nam là Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu nhiều năm qua đã đóng góp 40% GDP, 40% lượng hàng hóa xuất khẩu và “gánh” phân nửa thu ngân sách quốc gia.

Tuy nhiên, quí I-2023 và sang đến tháng đầu quí II, cả bốn tỉnh thành này đều tăng trưởng không đáng kể thậm chí tăng trưởng âm như trường hợp Bà Rịa-Vũng Tàu. Là “đầu tàu” và động lực cho cả nền kinh tế, nên không có gì lạ khi “đầu tàu” nằm im thì nền kinh tế cũng “liệt” theo.

Các con số thống kê chỉ phần nào phản ánh được cuộc khủng hoảng trầm trọng đang diễn ra. Theo nhận định mới đây của HSCB, “Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, đặc biệt là chưa nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” trên mặt trận thương mại…” Những tin tức tiếp tục xấu đi khi Đạo luật bảo vệ lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA) được Hoa Kỳ chính thức áp dụng và thực thi từ Tháng Sáu. Thị trường toàn cầu suy giảm và các đạo luật như UFLPA hay yêu cầu cam kết về chuyển đổi năng lượng xanh – có vẻ như “chuyện của thiên hạ” – sẽ tiếp tục ra tăng sức ép lên nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài các nguyên nhân vĩ mô mà báo đài luôn nhắc tới theo kiểu “Mất mùa thì tại thiên tai. Được mùa thì tại thiên tài đảng ta”, có lẽ cần có cái nhìn sâu hơn về nền kinh tế có cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” với những nguyên nhân cụ thể khiến cho giấc mộng “hóa rồng” vẫn mãi chỉ là câu khẩu hiệu nhàm cũ, lố bịch.

Kinh tế Việt Nam vẫn dựa vào sản xuất gia công hơn là có thể tạo ra những “sản phẩm” kinh tế có chất lượng cao (ảnh: Thanh Niên)

Lợi ích nhóm triệt tiêu phát triển

Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến nền kinh tế Việt Nam trì trệ và “không thấy ánh sáng cuối đường hầm” trong bối cảnh hiện nay là mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm tư bản Đỏ đang nắm giữ phần lớn nguồn tài nguyên đất nước, được hưởng mọi ưu đãi về chính sách. Độc quyền kinh doanh những ngành nghề huyết mạch của nền kinh tế là các ban ngành, bộ chủ quản, các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn sân sau của quan chức chính phủ… Tất cả tạo nên vô vàn xung đột với mục tiêu phát triển và lợi ích quốc gia. Trong khi đó, thể chế chính trị hiện thời được tạo ra để bảo vệ các lợi ích nhóm. Điều này khiến tất cả các nghị quyết phát triển kinh tế xã hội chỉ là mớ giấy lộn.

Câu chuyện “tranh ăn” giữa các nhóm lợi ích gây tổn hại cho nền kinh tế và khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư, cũng như người dân chịu thiệt hại thì tràn lan ở mọi lĩnh vực. Nhưng có thể đơn cử một trường hợp đang gây bất bình nhất hiện nay là việc Tập đoàn Điện lực EVN và Bộ Công thương tiếp tục chơi trò đá quả bóng trách nhiệm cho nhau và trì hoãn việc mua điện từ các doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời.

36 doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển điện gió, điện mặt trời đã kêu cứu từ nhiều năm nay khi các nhà máy của họ phải đắp chiếu, không được bán điện cho doanh nghiệp, cũng như không được hòa lưới điện quốc gia. 85,000 tỷ đồng trong đó có đến 58,000 tỷ vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp phát triển năng lượng tái tạo có nguy cơ phá sản, vỡ nợ. Nghịch lý ở chỗ, EVN kêu thiếu điện vào mùa nóng nhưng các nhà máy điện gió, điện mặt trời thì không được hòa lưới điện, không được bán điện và người dân tiếp tục chịu phải mua điện giá cao. Vướng mắc mà EVN và Bộ Công thương đưa ra là… “chưa có cơ chế”.

Giảm thải và chuyển đổi năng lượng tái tạo là lộ trình bắt buộc của nền kinh tế Việt Nam nếu muốn tiếp tục hưởng ưu đãi của các hiệp định thương mại cũng như nhận hỗ trợ về vốn và công nghệ từ các nước phát triển phương Tây. Vào Tháng Mười Hai 2020, 29 nhãn thời trang quốc tế như Nike, H&M, Target, Mulberry, Mammut… đã cùng gửi thư kiến nghị lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục Việt Nam thực hiện các thỏa thuận mua năng lượng trực tiếp (DPPA) giữa các doanh nghiệp dệt may với các nhà cung ứng năng lượng tái tạo tư nhân tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, doanh nghiệp chỉ có thể mua điện trực tiếp qua mạng lưới quốc gia hoặc qua các dự án điện mặt trời áp mái nhỏ.

Dệt may sử dụng trung bình $3 tỉ (USD) cho chi phí năng lượng mỗi năm. Nếu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, chi phí điện năng sẽ giảm $1 tỉ. Khoảng 70% doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, 30% là các doanh nghiệp lớn trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Về tổng quan, theo tài liệu của EU, hiện chỉ 5% xưởng may gia công của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của EU, trong đó có sử dụng năng lượng sạch hay năng lượng tái tạo. Rõ ràng năng lượng tái tạo là một thị trường rất hấp dẫn. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp đã đổ hàng tỷ đôla để đón bắt nhu cầu chuyển đổi năng lượng của các doanh nghiệp may mặc nước ngoài.

Thế nhưng, suốt nhiều năm qua, những cánh đồng điện gió với hàng trăm turbine không quay, nhà máy điện mặt trời đã hoàn thành nhưng phải “đắp chiếu” vì EVN thay đổi đơn giá mua điện với mức thấp hơn tới 1/3 so với mức giá thỏa thuận ban đầu; và viện ra rất nhiều lý do, thủ tục để từ chối hòa điện lưới. Khối tài sản, thiết bị hàng tỷ đôla của doanh nghiệp “trơ gan cùng tuế nguyệt”, phơi mưa nắng trong khi doanh nghiệp còng lưng đóng lãi ngân hàng, trả tiền cho bộ máy và chi phí duy tu bảo dưỡng trang thiết bị.

Mùa hè tới, nhu cầu điện tăng cao thì EVN tăng giá điện. Trong bối cảnh đã có đến hơn 300,000 doanh nghiệp phá sản trong hai năm qua và hàng triệu lao động thất nghiệp, đời sống dân sinh vô cùng khó khăn thì việc tăng giá điện là một điều vô cùng bất nhân, cũng khiến tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp đang lúc kiệt quệ nhất và gia tăng lạm phát. Nhưng tất cả những điều đó không không mảy may tác động gì đến những quan chức của Bộ Công thương hay “ông kẹ” EVN.

Giới quan sát thạo tin nội bộ đảng CSVN cho hay, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất điện gió, điện mặt trời là nhóm lợi ích đứng sau ngài cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Khi ông Phúc còn đương chức, các doanh nghiệp này được vay vốn dễ dàng và hưởng nhiều chính sách ưu đãi. EVN và Bộ Công thương khi đó trong tay Trần Tuấn Anh phải nhượng bộ phần nào.

Giờ ông Phúc bị lột hết mọi chức vụ và các thành viên gia tộc đang bị “phong sát” cùng các nhóm lợi ích sân sau bị sờ gáy thì đây là cơ hội vàng để cho EVN, quan chức Bộ Công thương mà cụ thể là thế lực Trần Tuấn Anh, hiện là ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương “hốt xác” những doanh nghiệp này, chiếm trọn miếng bánh “năng lượng tái tạo” có giá trị nhiều tỷ đôla mà các doanh nghiệp sân sau của ông Phúc đã dày công gây dựng.

Kết quả cuối cùng không khó đoán. Có thể đến cuối năm nay, nhóm doanh nghiệp này sẽ phải giơ cờ trắng và chịu bán mình cho EVN và Trần Tuấn Anh. Nếu không, ngân hàng cũng sẽ xiết khoản nợ 58,000 tỷ đồng và kết cục khi đó còn tệ hại hơn.

Một ví dụ khác về thế lực nhóm. Đó là câu chuyện về đăng kiểm xe cơ giới. Sau khi tiến hành cuộc thanh trừng và bắt giam hàng trăm đăng kiểm viên trên toàn quốc, Bộ Giao thông Vận tải và Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam phải đề nghị Bộ Công an “hỗ trợ nhân sự” biệt phái sang ngành đăng kiểm. Cuộc cướp bóc trắng trợn này của Bộ Công An đã gây ra một một cuộc xáo trộn nghiêm trọng, khiến 2.5 triệu xe ôtô quá hạn đăng kiểm và không thể lưu hành.

Tình hình hối lộ không những không được dẹp bỏ mà nhiều người đi đăng kiểm xe cho biết họ phải trả tiền lót tay cho đám “cò đăng kiểm” gấp nhiều lần số tiền mà trước đây lót tay cho đăng kiểm viên để không phải xếp hàng. Tất cả trạm đăng kiểm ở các thành phố lớn đều rơi vào tình trạng ùn tắc, ảnh hưởng tới đời sống và sinh kế hàng triệu người dân.

Hai ví dụ trên đây cho thấy rằng, ngay trong hệ thống nhà nước, các cơ quan công quyền của Việt Nam vẫn đang diễn ra tình trạng chặt chém nhau giữa các phe phái ngày càng gay gắt. Băng đảng đang tranh đoạt nhau những lợi ích kinh tế ở mức độ rất khốc liệt. Họ dùng mọi thủ đoạn để triệt hạ đối thủ và tước đoạt lợi quyền chính đáng của người dân cũng như bất chấp hậu quả đối với nền kinh tế.

Sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích, băng đảng trong “thể chế” này đã đến giai đoạn di căn, không thể cứu vãn. Những vấn nạn và rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế và xã hội Việt Nam giờ đây không còn là những “tổ kiến nhỏ” nữa, mà là những đứt gãy, lút sụt ngay ở nền móng

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments