Friday, November 22, 2024
No menu items!
spot_img
HomeThế GiớiHoa Kỳ mở đại sứ quán tại Tonga trong bối cảnh Trung...

Hoa Kỳ mở đại sứ quán tại Tonga trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng

Hôm 09/05, Hoa Kỳ chính thức khánh thành đại sứ quán tại Tonga, tái khẳng định cam kết tăng cường bang giao với đảo quốc Thái Bình Dương này trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết đại sứ quán mới ở Tonga sẽ cho phép Hoa Kỳ khai triển thêm nhân viên ngoại giao và các nguồn lực, trong đó đề cập đến khả năng bổ nhiệm một đại sứ thường trú tại Tonga.

Ông Miller cho biết trong một tuyên bố: “Lễ khánh thành này tượng trưng cho sự đổi mới trong mối bang giao của chúng ta, đồng thời nhấn mạnh sức mạnh trong lời cam kết của chúng ta đối với mối bang giao song phương, với người dân Tonga, và với liên kết đối tác của chúng ta ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”

Thông báo trên được đưa ra trước chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Papua New Guinea vào cuối tháng này để hội đàm với nhà lãnh đạo quốc gia Thái Bình Dương — chuyến thăm đầu tiên như vậy của một tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm trong ít nhất một thế kỷ.

Tổng thống Biden sẽ gặp Thủ tướng Papua New Guinea James Marape và các nhà lãnh đạo khác trong Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương để thảo luận về “sự hợp tác trước những thách thức quan trọng đối với khu vực và đối với Hoa Kỳ, như chống biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên biển, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện,” theo Tòa Bạch Ốc.

Ý tưởng mở Đại sứ quán ở Tonga lần đầu tiên được Phó Tổng thống Kamala Harris công bố hồi năm ngoái (2022) tại Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương. Bà Harris cho biết Hoa Kỳ dự định mở một đại sứ quán khác ở Kiribati.

Tòa Bạch Ốc tuyên bố rằng những hành động này sẽ giúp thúc đẩy những nỗ lực mà chính phủ Tổng thống Biden đang tiến hành nhằm “củng cố liên kết đối tác Hoa Kỳ-Quần đảo Thái Bình Dương và ủng hộ chủ nghĩa khu vực ở Thái Bình Dương.”

Tonga có tầm quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã tìm cách tăng cường can dự vào khu vực Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Năm ngoái, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman cho biết Hoa Thịnh Đốn thấy rằng Tonga có tầm quan trọng chiến lược vì vương quốc này là “chìa khóa cho câu hỏi quốc gia nào sẽ là nước thống trị Thái Bình Dương.”

WASHINGTON, DC – OCTOBER 14: U.S. Undersecretary of State for Political Affairs Wendy Sherman testifies during a hearing before the House Foreign Affairs Committee October 14, 2011 on Capitol Hill in Washington, DC. The hearing was to examine U.S. policy options to address the threats from Iran and Syria. (Photo by Alex Wong/Getty Images)

Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 14/10/2011. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)

Bà Sherman cho biết Hoa Kỳ và Tonga đã cùng chiến đấu bên nhau kể từ Đệ nhị Thế chiến, khoảng ba thập niên trước khi thiết lập mối bang giao chính thức.

Tại một buổi tiếp xúc với các sinh viên đại học ở Tonga hồi tháng 08/2022, bà Sherman cho biết, “Ngày nay, vương quốc này cũng vẫn có tầm quan trọng chiến lược bởi vì như mọi người chúng ta đều biết, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn hiện diện ở đây, họ muốn đầu tư vào đây.”

“Điều họ không thể làm … là định đoạt tương lai cho quý vị. Chúng tôi muốn hợp tác với quý vị, chúng tôi muốn đồng hành với quý vị và chúng tôi muốn bảo đảm rằng quý vị có quyền lựa chọn tương lai của chính mình và không phải chúng tôi hay bất kỳ ai khác quyết định điều đó cho quý vị.”

Hồi tháng 05/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị đã đến thăm Tonga và ký một loạt thỏa thuận song phương cho phép Trung Quốc trang bị cho Tonga phòng thí nghiệm của cảnh sát, cung cấp thiết bị kiểm tra hải quan, cứu trợ thiên tai, hợp tác kinh tế xanh, và một dự án cải tạo lăng mộ.

Các thỏa thuận nói trên được đưa ra sau khi Tonga, một trong những quốc gia nghèo nhất Thái Bình Dương, đồng ý tham gia Sáng kiến ​​​​Vành đai và Con đường của Bắc Kinh vào năm 2021. Báo cáo ngân sách của Tonga cho thấy, nước này đang nợ ngoại quốc 195 triệu USD, ⅔ trong số này là nợ Ngân hàng Xuất nhập cảng Trung Quốc.

Năm ngoái, chính quyền Trung Cộng cũng đã ký nhiều thỏa thuận với một số quốc đảo Thái Bình Dương, trong đó có hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon, cho phép Bắc Kinh phái cử cảnh sát, quân đội, trang thiết bị vũ khí, và tàu hải quân đến quốc gia này. Quần đảo Solomon có một vị trí chiến lược ở Thái Bình Dương và cách Úc chưa đầy 1,200 dặm (1,920km).

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng tìm cách có được chữ ký của các quốc gia trong khu vực cho một thỏa thuận kinh tế và an ninh sâu rộng vào tháng 05/2022 nhưng bất thành vì thiếu sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo trong Quần đảo Thái Bình Dương.

(Victoria Kelly-Clark, và Reuters, Hồng Ân biên dịch)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments