Friday, November 22, 2024
No menu items!
spot_img
HomeThế GiớiCháy rừng lớn “chưa từng có” ở Canada do nắng nóng, khô...

Cháy rừng lớn “chưa từng có” ở Canada do nắng nóng, khô hạn

Sau hai ngày cháy rừng dữ dội ở phía Tây Canada, hôm 9 tháng 5, 2023, các đám cháy có dấu hiệu giảm cường độ. Chính quyền bắt đầu dỡ lệnh di tản ở một số ngôi làng, cho phép nhiều người dân được trở về nhà.

Thủ hiến tỉnh bang Alberta, bà Danielle Smith, cho biết hơn 700 lính cứu hỏa đã được huy động, hơn 1.000 nhân viên cứu hỏa khác sẵn sàng đến tăng viện. Tính đến hôm qua, những đám cháy lớn đã thiêu rụi gần 400 ngàn ha rừng.

Theo AFP, hôm 9 tháng 5 vẫn còn 81 điểm hỏa hoạn hoạt động sau hai ngày đạt đỉnh 110 điểm cháy rừng, trong số này có 24 điểm vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát. Cháy rừng lớn dữ dội đã làm cho hơn 30 ngàn dân phải đi di tản. Những cột khói lớn ngột ngạt vẫn bao phủ toàn tỉnh và thậm chí xa hơn, làm ô nhiễm không khí lan đến tận Bắc Cực hoặc nước Mỹ láng giềng.

Trả lời đài RFI, Philippe Gachon, nhà nghiên cứu về khí tượng thủy văn, trường đại học Québec ở Montréal ghi nhận mùa đông khô hạn và nhiệt độ cao bất thường là nguyên nhân chính của vụ cháy rừng sớm năm nay.

“Dù sao đi nữa, phía Tây nhất là tại những vùng thảo nguyên, là những nơi ở Canada có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Khi lượng mưa thiếu hụt ngày càng trầm trọng, rồi nhiệt độ trở nên nóng hơn và nhất là Canada đang có những đợt nắng nóng rất sớm trong mùa, kỷ lục đang phá tại nhiều nơi ở Alberta. Trong tuần rồi, nhiệt độ là 30°C ở phía tây Edmonton.

Điều đó đang làm tăng khả năng xảy ra các đám cháy sớm và hỏa hoạn có thể bùng phát trên quy mô lớn. Chúng tôi đã từng chứng kiến hiện tượng này trong năm 2016 như đợt cháy ở Fort McMurray, cũng đã xảy ra rất sớm trong tháng Năm. Đó là một đợt hỏa hoạn quy mô lớn, một thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử đất nước.

Đây là một vấn đề quan trọng cho vùng này cũng như là cho cả nước Canada nói chung. Trong vòng 7 thập niên gần đây, Canada đang chứng kiến hiện tượng hâm nóng khí hậu cao gấp hai lần so với mức trung bình của toàn vùng bán cầu bắc. Và tất cả những điều này góp phần dẫn đến nạn cháy rừng mỗi lúc thường xuyên hơn, với cường độ lớn hơn tại nhiều vùng chính.”

(Minh Anh, RFI)

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments