Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, Tổng thống Joe Biden và Volodomyr Zelenskyy của Ukraine. (Ảnh: Getty Images).
Bài bình luận đến từ Thượng nghị sĩ Josh Hawley. Ông là một thành viên của Đảng Cộng Hòa đại diện cho tiểu bang Missouri tại Thượng viện Hoa Kỳ. Ông trước đây là tổng chưởng lý của tiểu bang này. Bài bình luận sau đây được đăng trên tờ Fox News hôm 27/03 với nhan đề:
Tất cả tiền viện trợ cho Ukraina sẽ đi đâu? Người này có thể giúp tìm ra sự thật
Trong năm qua, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ đã gửi một số tiền đáng kể tới Ukraina.
Nếu Quốc hội quan tâm đến việc bảo đảm rằng số tiền này được chi tiêu hợp lý, thì họ nên thực hiện ghi nhận báo cáo về việc đó.
Trong tuần này, Thượng viện sẽ bỏ phiếu về bản sửa đổi của ông Hawley để thành lập một tổng thanh tra nhằm theo dõi từng đồng đô la của người nộp thuế đến Ukraina.
Ai có thể phản đối điều đó?
Kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu hồi tháng 02/2022, Quốc hội đã chi cho Ukraina 113 tỷ đô la viện trợ – bao gồm cả vũ khí và các khoản thanh toán trực tiếp cho chính phủ Ukraina.
Con số đó gần gấp bốn lần ngân sách hàng năm của tiểu bang Missouri, quê hương của tác giả. Và có vẻ như Quốc Hội sẽ không sẵn sàng cắt đứt nguồn viện trợ này sớm.
Để giải thích rõ ràng, thì hành động trên là một yêu cầu sai lầm.
Nước Mỹ cần những nguồn lực đó ở giải quyết những lĩnh vực khác, chẳng hạn để ngăn chặn các tập đoàn ma túy ở biên giới phía nam của Hoa Kỳ; hay để ngăn chặn Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Đã đến lúc các đồng minh NATO ở châu Âu của Hoa Kỳ phải bước lên và chịu trách nhiệm chính về an ninh của châu Âu. Tiếp tục chi tiêu cho Ukraina không phục vụ lợi ích của Mỹ.
Tuy nhiên, hãy gạt chuyện đó sang một bên. Tất cả mọi người – đặc biệt là các thành viên Đảng Cộng Hòa ở Washington – ít nhất nên đồng ý rằng người Mỹ xứng đáng được biết tiền của họ đang được chi tiêu như thế nào.
Thật đáng kinh ngạc, ngay bây giờ điều đó không phải là vấn đề.
Mặc dù liên tục yêu cầu tài trợ thêm để giúp đỡ Ukraina, chính phủ Tổng thống Biden đã không theo dõi chặt chẽ số tiền này.
Đúng vậy: hàng tỷ tỷ đô la Mỹ đang đổ vào một đất nước bị chiến tranh tàn phá mà không có bất kỳ sự giám sát nghiêm túc nào.
Điều đó không có ý nghĩa gì.
Trên thực tế, còn lâu mọi người mới biết được rõ ràng là tiền viện trợ của Mỹ thậm chí có thực sự còn chảy ra mặt trận hay không.
Một phần lớn viện trợ của Hoa Kỳ được cung cấp trực tiếp cho chính phủ Ukraina – tiền mặt trực tiếp, do các quan chức chính phủ nước ngoài chi tiêu.
Trong khi đó, chỉ vài tháng trước, Ukraina đã bỏ quyền đăng cai World Cup 2030 sau khi các quan chức thể thao nước này bị bắt quả tang biển thủ hàng trăm ngàn đô la Mỹ.
Tình hình nạn tham nhũng quá bại hoại trong FIFA – cơ quan bóng đá nổi tiếng mờ ám – đang nói lên rất nhiều điều.
Những người nộp thuế ở Mỹ xứng đáng nhận được nhiều hơn thế này.
Đầu tháng này, ông Hawley đã đưa ra luật sẽ thành lập một cơ quan giám sát được chỉ định của chính phủ – tổng thanh tra đặc biệt của Ukraina – để theo dõi từng đồng đô la mà những người đóng thuế ở Mỹ đã gửi đến Ukraina.
Bây giờ Thượng viện sẽ bỏ phiếu về cho dự luật này.
Ngay bây giờ, không có cơ quan đơn lẻ nào chịu trách nhiệm giám sát chi tiêu Ukraina của Hoa Kỳ.
Trách nhiệm được cho là được phân chia giữa ba cơ quan – Bộ Quốc phòng , Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, khi vấn đề phát sinh lại không có ai, sẽ không có người nào nhận trách nhiệm giải trình cuối cùng đối với việc kiểm soát lãng phí, gian lận và lạm dụng.
Vì vậy, hãy thay đổi điều đó.
Hãy chỉ định một người được Thượng viện xác nhận chịu trách nhiệm và trao cho họ quyền tiến hành các cuộc kiểm toán, điều tra và giám sát cần thiết.
Và hãy nhấn mạnh vào việc báo cáo thường xuyên để theo dõi dòng tiền, thiết bị quân sự được mua và các nỗ lực chống tham nhũng của Ukraina.
Đó là loại bộ công cụ mà Hoa Kỳ cần.
Hoa Kỳ đã tạo các vị trí như thế này trước đây.
Trong cuộc chiến ở Afghanistan, Quốc hội đã thành lập một tổng thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan để bảo đảm rằng các quỹ viện trợ không bị biển thủ hoặc phân bổ sai.
Làm điều tương tự đối với Ukraina là một giải pháp đơn giản mà mọi thành viên của Quốc hội nên tán thành.
Nếu tiền thuế của các cử tri của Hoa Kỳ bị đánh cắp hoặc sử dụng sai mục đích, thì Quốc hội có nghĩa vụ phải biết điều đó và có hành động.
Vẫn chưa rõ ràng rằng cuộc xung đột ở Ukraina đang lắng xuống hay không, nhưng trong thực tế, một số thành viên trong Quốc hội đã kêu gọi viện trợ “khẩn cấp” hơn.
Điều tối thiểu chính phủ Hoa Kỳ có thể làm là thông qua luật giúp đất nước này bảo đảm rằng tiền của người dân đang phục vụ các mục đích đã nêu trong luật.
Nếu chính phủ Tổng thống Biden không đủ quan tâm để theo dõi các quỹ của Mỹ, thì Quốc hội có quyền kiên quyết yêu cầu điều đó.
Cho đến nay, mỗi người Mỹ nộp thuế đã trả khoảng 750 đô la vào việc giúp đỡ Ukraina.
Người dân Mỹ không có quyền biết tiền của mình sẽ đi đâu ư?
Trong tuần này, Thượng viện phải bỏ phiếu cho trách nhiệm giải trình đó.