Sunday, June 30, 2024
No menu items!
spot_img
HomeHOA KỲĐối đầu kinh tế Mỹ-Trung

Đối đầu kinh tế Mỹ-Trung

Thất thoát chất xám và tháo chạy vốn khỏi Trung Quốc và các đồng minh của nước này có thể khiến tình thế xoay chuyển nhanh chóng

Việc Trung Quốc tùy tiện bỏ tù các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu là một điểm yếu tự chuốc lấy thất bại mà Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta có thể khai thác trên toàn cầu.

Thất bại chiến lược này của Bắc Kinh, và của tất cả các xã hội cộng sản, được lặp lại bởi các đồng minh của họ, trong đó có Nga và Venezuela. Đó có thể là một cơ hội chớp nhoáng và thuận lợi cho các nền dân chủ trong một thời đại toàn cầu hóa, tạo điều kiện cho việc tháo chạy vốn và có thể giúp tái công nghiệp hóa các nền dân chủ phát triển. Nhưng cơ hội này có thể vuột mất dần một cách nhanh chóng và được xem như có vẻ là đã không còn.

Thất bại vi mạch bán dẫn của Trung Quốc

Hôm 23/03, Bắc Kinh đã trả tự do cho ông Trần Đại Đồng (Chen Datong), một nhà đầu tư vi mạch bán dẫn máy điện toán hàng đầu, người đã bị giam giữ tám tháng ngay khi Trung Quốc tìm cách chống lại các lệnh trừng phạt công nghệ bằng vi mạch bán dẫn được sản xuất trong nước của mình.

Công ty trị giá 1.5 tỷ USD của ông Trần, Nguyên Hòa Phác Hoa (Hua Capital), đã đầu tư vào hơn 150 công ty bán dẫn ở Trung Quốc. Theo Financial Times, công ty này là doanh nghiệp “dẫn đầu trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh sản xuất vi mạch bán dẫn trong nước.”

Nguyên Hòa Phác Hoa là một trong số nhiều công ty nhận khoản trợ cấp 47 tỷ USD từ chính quyền Trung Quốc để chấm dứt sự phụ thuộc vào các cơ sở chế tạo và thiết kế vi mạch ngoại quốc. Tuy nhiên, nguồn tài trợ hạt giống to lớn này đã không mang lại được bất kỳ bước đột phá lớn nào.

Công nhân bên trong dây chuyền sản xuất tại một nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở Bắc Kinh hôm 14/05/2020. (Ảnh: Nicolas Asfouri/AFP qua Getty Images)
Công nhân bên trong dây chuyền sản xuất tại một nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở Bắc Kinh hôm 14/05/2020. (Ảnh: Nicolas Asfouri/AFP qua Getty Images)

Kết quả là hơn một chục quan chức và các giám đốc điều hành trong ngành bán dẫn đã bị bắt giữ. Việc giam giữ họ làm tổn hại đến sự phát triển công nghệ của Trung Quốc, không chỉ bởi việc loại bỏ ông Trần, mà còn bởi tác động làm nhụt chí mà việc bắt giữ này gây ra đối với các nhà đầu tư và nhà phát triển công nghệ khác, ở cả trong và ngoài nước.

Thất thoát chất xám từ Nga

Theo The Wall Street Journal, cũng trong tuần đó (20-26/03), đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Medvedev, “đã đe dọa bắt giữ các nhà sản xuất vũ khí của Nga nếu họ không làm việc nhanh hơn.”

Đây không phải là lần đầu tiên các giám đốc điều hành ở Nga bị bắt.

Moscow đã bắt giữ người đàn ông giàu có nhất của mình, ông trùm dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky, vào năm 2003 sau khi ông này thành lập tổ chức “Nước Nga Mở” để xây dựng xã hội dân sự ở nước này. Ông Khodorkovsky đã trải qua 10 năm trong trại lao động trước khi sống lưu vong ở Thụy Sĩ và sau đó là Vương quốc Anh. Ở đó, cùng với những người Nga nổi tiếng khác, ông đã mở rộng các hoạt động của mình, bao gồm cả việc vận động để truất phế ông Putin và dân chủ hóa nước Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng trước (02/2023), ông Khodorkovsky lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt Nga có tác dụng lâu dài, nhưng việc nhắm vào lực lượng lao động có tay nghề cao của Nga sẽ mang lại kết quả thậm chí còn cao hơn.

“Ví dụ, các quốc gia phương Tây có thể tuyển dụng các kỹ sư Nga, và giúp họ nhập cư dễ dàng,” ông nói. “Việc mất đi những người như thế đối với ông Putin còn đau đớn hơn nhiều so với các lệnh trừng phạt kinh tế.” Những lao động lành nghề này sau đó sẽ trợ giúp cho phương Tây, ông Khodorkovsky lưu ý.

Hoạt động di cư như vậy cũng có thể ảnh hưởng đến Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn phụ thuộc vào nhiều thiết kế cũng như công nghệ quân sự nhập cảng từ Nga.

Kiện đòi bồi thường ở Venezuela

Venezuela, thành viên của một nhóm các quốc gia bất hảo đã quay sang Bắc Kinh và Moscow sau khi bị Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu trừng phạt, cũng bắt giữ các giám đốc điều hành công ty theo cách thức làm giảm niềm tin của doanh nghiệp vào nước này.

Năm 2017, ông Tomeu Vadell và sáu giám đốc điều hành khác của công ty dầu khí Citgo có trụ sở tại Houston đã bị dụ đến Venezuela và bị các nhân viên an ninh đeo mặt nạ bắt giữ trong phòng họp. Vụ bắt giữ này xảy ra ở Caracas tại văn phòng của công ty mẹ PDVSA của Citgo, ở Venezuela.

Các vụ bắt giữ này đã diễn ra tùy tiện, và việc xét xử tội tham ô đã bị vấy bẩn bởi những điều bất thường. Caracas cuối cùng đã thả ông Vadell và những người khác vào năm ngoái. Giờ đây sau nhiều năm tin tức báo chí xấu về Venezuela do án tù kéo dài, ông Vadell đang kiện Citgo đòi 100 triệu USD. Ông cáo buộc Citgo đã hy sinh ông và không cung cấp đầy đủ các nguồn lực, bao gồm cả việc hoàn trả các chi phí pháp lý.

Chiến lược phương Đông so với chiến lược phương Tây

Chiến lược đe dọa và bỏ tù các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương và các doanh nghiệp quốc tế khác rút vốn khỏi Venezuela, Trung Quốc, và Nga, đồng thời đầu tư vào Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, và các xã hội dân chủ hàng đầu khác, nơi luật pháp tôn trọng các nguyên tắc thị trường và quyền tự do cá nhân.

Phương Đông, kể cả Nga và các đồng minh của nước này như Venezuela và Iran, rõ ràng đang theo đuổi chiến lược tự hủy trong kinh doanh, thúc đẩy đầu tư ra ngoại quốc. Các nền dân chủ và thị trường dường như có mối quan hệ thâm giao mà các quốc gia độc tài ít được hưởng.

Mối tương quan giữa nền dân chủ và thị trường được cho là có từ thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế thời trung cổ trước thế kỷ 14 sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vào thế kỷ 15 và mãi về sau. Sự ưa thích của các doanh nghiệp đối với các thị trường của nền dân chủ là nguyên nhân giải thích một phần sự phát triển của nền dân chủ kể từ đó.

Ngày nay các nền dân chủ đương đại vẫn có thể tận dụng xu thế này khi tìm cách làm suy yếu những kẻ độc tài nguy hiểm nhất thế giới và các thuộc cấp của họ ở Bắc Hàn, Iran, Syria, Miến Điện (Myanmar), và Venezuela.

Chiến lược gây áp lực toàn diện thông qua các nhà ngoại giao dân chủ nhằm khuyến khích tháo chạy nhân tài cũng như vốn khỏi Trung Quốc và Nga, các đối thủ toàn cầu chính của các nền dân chủ, thông qua các điều kiện đầu tư hấp dẫn ở các nước dân chủ là một chiến lược thành công có rủi ro thấp.

Nhưng chiến lược này có thể sẽ không hiệu nghiệm mãi mãi, bởi sau đó các doanh nghiệp có thể quay trở lại Trung Quốc và các đồng minh của nước này.

Ví dụ, theo một quan chức ở Bắc Kinh, người đã thảo luận về trường hợp của ông Trần, “Tình hình khốc liệt của cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung đã buộc Bắc Kinh phải quyết định thả ông ấy càng sớm càng tốt.”

Vân Du biên dịch

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments